HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP CHO BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP CHO BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN

1. Một số lưu ý chung khi luyện tập cho các bệnh nhân hen, phế quản tại nhà

  • Không hoạt động gắng sức hay chơi thể thao khi đang trong giai đoạn điều trị cơn hen. Đặc biệt hen phế quản ở trẻ nhỏ cần được lưu ý với giáo viên thể dục tránh hoạt động gắng sức trong giờ thể dục có thể gây cơn hen cấp tính.
  • Luôn có thuốc dự phòng hen bên người.
  • Làm nóng cơ thể trước khi tập luyện: khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng lặp đi lặp lại 1 vài lần rồi nghỉ.
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp.
  • Chủ động tránh các yếu tố bất lợi từ môi trường: bụi, nấm mốc, phấn hoa, căng thẳng, không khí ô nhiễm, lông động vật, khói thuốc, không khí lạnh…
  • Sau khi luyện tập làm nguội cơ thể đúng cách: giảm dần cường độ và thư giãn trong khoảng 15 phút trước khi quay lại với sinh hoạt bình thường.

2. Cách luyện tập cho các bệnh nhân hen, phế quản tại nhà

Bài tập 1: Xoa bóp ngực sườn làm rộng đường thở, giảm đờm

Việc xoa bóp ngực sườn sẽ làm phổi và đường hô hấp ấm lên, giãn nở khí, phế quản, thông thoáng đường thở và giảm đờm.

Cách thực hiện cho người hen suyễn, COPD: 3-5 lần mỗi buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ

  • Xoa ngực: Dùng bàn tay phải xoa từ bên phải sang bên trái ngực, và ngược lại dùng bàn tay trái xoa từ bên trái sang bên phải ngực, thực hiện thật nhanh động tác, khoảng 100-120 lần/ phút.
  • Xoa sườn: dùng cả hai bàn tay cùng lúc xoa hai bên sườn từ trên xuống dưới khoảng 50 lần.

Bài tập 2: Tập thở 2 thì để làm mạnh cơ hoành, giúp hít thở sâu, hô hấp tốt

Cơ hoành là cơ ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Thở bụng làm mạnh cơ hoành được mệnh danh là “cách thở để sống thọ”.

Thực hiện: Ngồi ghế, thả lỏng hai tay, không nhúc nhích hai vai. Thổi ra nhè nhẹ qua miệng, thật chậm và thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngừng một lát rồi tiếp tục thổi ra. Làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.

Khi đã quen với động tác thót bụng, phình bụng thì không cần cho không khí qua miệng nữa mà chỉ cho qua mũi, ra vào đều đặn. Thót bụng thở ra hết sức, lúc thở vào cứ để bụng tự nhiên phình ra là đủ.

Bạn có thể tập thở bụng trong các tư thế: Nằm ngửa (2 chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò bốn chi, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước (người bệnh nặng chỉ tập với động tác ngồi).

Hướng dẫn luyện tập cho bênh nhận hen, phế quản tập thở để làm mạnh cơ hoành, giúp hít thở sâu, hô hấp tốt

Hướng dẫn luyện tập cho bênh nhận hen, phế quản tập thở để làm mạnh cơ hoành, giúp hít thở sâu, hô hấp tốt

Bài tập 3: Bài tập dưỡng sinh giúp giảm khó thở, thở nông

Đây là bài tập không chỉ làm tăng dung tích của phổi mà còn tăng thể lực, khôi phục thể trạng từ ốm yếu sang khỏe mạnh cho người hen suyễn, COPD.

Bạn đứng hai chân rộng bằng vai, đặt thẳng tay về phía trước, thả lỏng cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Thực hiện các động tác đứng lên ngồi xuống không chạm đất trong vòng 3 – 4 giây. Thực hiện theo 3 – 5 nhịp tùy trừng thể trạng sức khỏe, mỗi nhịp 10 lần. Giữa các nhịp thì nghỉ 30 giây. Bài tập nên thực hiện đều đặn hằng ngày sẽ sớm cảm nhận được hiệu quả.

Bài tập 4: Bài tập thở 4 thì

Mẹo chữa hen phế quản, COPD đơn giản nhất chính là hàng ngày điều chỉnh hơi thở nhờ khí công.

Hướng dẫn luyện tập cho bênh nhận hen, phế quản điều chỉnh hơi thở nhờ khí công

Hướng dẫn luyện tập cho bênh nhận hen, phế quản điều chỉnh hơi thở nhờ khí công

Thì 1 – Hít vào

Hít vào từ từ, chậm rãi bằng mũi, hít sâu, êm dịu đến khi có thể chịu được. Khi hít vào, bụng phình ra từ từ, cơ hoành hạ xuống, có tác dụng đẩy các tạng phủ xuống thấp, làm áp lực ổ bụng tăng lên, máu ở bụng được đẩy về tim dễ dàng. Dạ dày, gan, thận được mát xa liên tục. Khi hít vào sâu, sẽ giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật. Hít vào sâu, sẽ làm cho lượng bọt khí nitric oxide li ti xuất hiện nhiều trong máu, các chất này tác động lên đầu các nơron thần kinh, làm tăng trao đổi điện hóa giữa các dây thần kinh, tăng chất dopamine và endorphin trong máu.

Thì 2 – Nín thở: Nín thở đễ giữ hơi, thời gian bằng với khi hít vào

Nín thở có tác dụng giữ lượng không khí trong phế nang một thời gian để tăng sự khuếch tán oxy vào máu, máu sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đối với những người thường trì trệ, kém năng động, hay buồn rầu, chán nản v.v… với cách thở này (hít vào, ngưng thở) sẽ làm hưng phấn hệ giao cảm và ức chế đối giao cảm, giúp đẩy lùi được những căn bệnh trên rất có hiệu quả.

Thì 3 – Thở ra: thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1

Thở ra bụng từ từ xẹp xuống, đẩy cơ hòanh lên cao hơn, các tạng phủ dồn lên, các khoang liên sườn thu hẹp lại, thể tích lồng ngực giảm tối đa nhằm tống khí độc ô nhiễm carbon dioxide ra khỏi đáy phổi, giúp cơ thể thải độc. Bên cạnh đó còn làm cho tim và phổi hoạt động tốt hơn. Thở ra nếu có cố gắng thêm một chút, sẽ làm hưng phấn đối giao cảm, giúp tăng tiết insulin. Những người bị tiểu đường tập thở theo phương pháp này sẽ rất tốt.

Thời 4 – Nín thở: Nín thở đễ giữ hơi, thời gian bằng với khi hít vào

Nín thở tạo ra sự thay đổi ngược lại phản xạ sinh lý bình thường. Nín thở còn làm cho lượng Co2 trong máu tăng lên, có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều khiển hít vào sâu hơn. Khi thở ra, nín thở nếu người tập luyện có thể kết hợp với nhíu hậu môn sẽ giúp cho lưu thông máu ở vùng tầng sinh môn được dễ dàng, vì vậy sẽ phòng và tránh được bệnh trĩ rất hiệu quả, hỗ trợ cho việc hấp thu năng lượng âm và làm dễ dàng cho việc nâng khí nhằm bổ trợ cho thận thủy khí sung mãn. Đối với những người thường hay nóng nảy, căng thẳng hoặc quá hưng phấn v.v… với cách thở này (thở ra, nín thở) sẽ làm hưng phấn hệ đối giao cảm và ức chế giao cảm, có tác dụng làm giảm căng thẳng, giúp cơ thể được thư giãn.

* Lưu ý: Khi mới tập bạn có thể đếm 1,2,3,4,5 ở mỗi thì. Sau thời gian từ 1-2 tuần bạn có thể tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10. Và quan trọng nhất là bạn phải hít vào đến mức tối đa, nín thở hết sức, sau đó mới thở ra từ từ, trong khi thực hiện bài tập thở cơ thể bạn cần phải thả lỏng mới có tác dụng tốt.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc cách hướng dẫn thực hiện ngâm chân thuốc Bắc tại nhà do Thần Khí Việt tổng hợp. Mời bạn truy cập Website: Thần Khí Việt hoặc liên hệ theo những phương thức dưới đây để được hỗ trợ.

———–
THẦN KHÍ VIỆT – CHĂM SÓC CÂN BẰNG SỨC KHỎE VÀ DƯỠNG LÃO
📌 Hotline: 𝟎𝟗𝟑.𝟐𝟐𝟒.𝟒𝟑𝟔𝟑
Gửi bệnh án